Tài sản di chúc cuả ông Gillespie:Những kinh nghiệm của người Úc gốc Việt trong Chiến tranh Việt nam
Vào năm 2012 Cựu Thiếu tá John Milton Gillespie, cựu chiến binh ở Việt nam và là cựu cố vấn di trú, giao tài sản di chúc để cho Viện bảo tàng Chiến tranh Quốc gia Úc (VBTCTQG) mua tác phẩm nghệ thuật. Để ghi nhận món quà lớn lao này lẫn cuộc đời và sự nghiệp của ông Gillespie, VBTCTQG quyết định dùng tài sản di chúc này để hỗ trợ cho công việc khai thác kinh nghiệm thời chiến tranh của người Úc gốc Việt và di sản của nó ngày nay.
Văn hóa và lịch sử VN là thực thế sống động ở Úc nhưng viên cảnh của người Úc gốc Việt về cuộc Chiến tranh tại Việt nam đã chưa được thể hiện trong những bộ sưu tầm của VBTCTQG. Những kinh nghiệm của người Úc gốc Việt có khả năng thúc đẩy sự hiểu biết của tất cả người Úc về cuộc chiến tranh này, và đặc biệt là ảnh hưởng lâu dài của cuộc chiến tranh này trong xã hội Úc đại lợi.
Người phụ trách VBTCTQG đã hợp tác với Trung tâm Mỹ nghệ Á châu Đương đại 4A, một tổ chức quốc gia nhằm vận động tác phẩm của nghệ sĩ Á châu và nghệ sĩ Úc gốc Á châu, nhằm mục đích nghiên cứu và phát hiện nghệ sĩ đương đại đang làm việc với câu chuyện Việt – Úc. Theo sự nghiên cứu này Tiến sĩ Đặng đắc Chí được kêu tạo những công trình nghệ thuật về phản ảnh khiá cạnh quan trọng nhưng ít được biết đến này của lịch sử Úc đại lợi. Bắt đầu vào tháng ba năm 2016, TS Chí sẽ nghiên cứu và phỏng vấn cựu chiến binh đã phục vụ trong lực lượng Úc hoặc VNCH trong thời gian chiến tranh:
Tôi muốn tập trung vào mối quan hệ giũa Úc và VNCH. Từ khi họ đến Úc định cư, những câu chuyện của cựu chiến binh Việt nam đã không được nói nhiều đến trong cộng động Úc. Một trong những nguyên nhân đã dẫn đến tình trạng này là các cựu chiến binh này vẫn còn cảm thấy bị dằn vật trong quá khứ đau khổ và sự mất quê hương. Trong nghiên cứu này, tôi rất quan tâm đến những câu chuyện và hối ức chiến tranh của họ. Múc đích của tôi là tạo sự hiểu biết mới và mối quan hệ với trình bày những hồi ức và kinh nghiệm của cuộc Chiến tranh VN qua những câu chuyện của cựu chiến binh Úc và Úc gốc Việt.
Các câu chuyện này sẽ giúp tạo dựng hai tác phẩm nghệ thuật lớn mà sẽ được giới thiệu vào năm 2018. Quá trình tạo dựng này cũng sẽ là chủ đề của một phim tài liệu ngắn do 4A sản xuất.
TS Chí sanh năm 1966 và khi còn nhỏ sống ở Sài gòn. TS Chí có được kinh nghiệm chiến tranh qua báo chí và đời sống trên đường. Năm 1982, ở tuổi 16, TS Chí thoát khỏi VN với các anh em. Sau một chuyển đi gian khổ bằng thuyền, ông ta sống ở Trại Pulau Bi Đông ở Mã lai á chín tháng. Sau đó TS được nước Úc nhận như người ti nạn. Sau khi đến Úc TS Chí học Anh văn và lấy bằng Cử nhân và Thạc sĩ Mỹ thuật của Trường Đại học NSW và một bằng Tiến sĩ của Trường Đại học Griffith. Luận án tiến sĩ của ông ta tập trung chánh vào cộng động người Việt hải ngoại và những kinh nghiệm và tình cảm nhơn dạng của người ti nạn. Tác phẩm của ổng đã được trưng bày nhiều trong nước Úc và quốc tế.
Muốn biêt thêm về tác phẩm này và tham gia vào công trình nghiên cứu của TS Chí xin gởi điện thư đến địa chỉ: art@awm.gov.au
Chi thiết về bộ sưu tầm nghệ thuật
VBTCTQG đang giữ một trong những bộ sưu tầm nghệ thuật lớn lao và quan trong nhứt thế giới liên quan đến chiến tranh. Bộ sưu tầm nghệ thuật này gồm có khoảng 40.000 tác phẩm nghệ thuật đủ thứ từ cuối thế kỷ mười chín đến hiện tại. Chủ để chánh là các tác phẩm miêu tả và giải thích kinh nghiệm của người Úc trong thời chiến tranh và bao gồm ảnh hưởng của nó trong xã hội Úc. Bộ sưu tầm nghệ thuật này bao gồm cả tác phẩm được ủy quyền và không ủy quyền của nhiều nghệ sĩ có danh tiếng trong lịch sử như Arthur Streeton, George Lambert, Nora Heysen, Russell Drysdale, Grace Cossington-Smith, Albert Tucker, và Sidney Nolan. Cũng có những tác phẩm của nghệ sĩ đương thời như Julie Dowling, Shaun Gladwell, Tony Albert, Tom Nicholson, và Ben Quilty. Bạn có thể xem một phần của danh mục triển lãm trực tuyến tại: https://www.awm.gov.au/#search-awm/collections.
Links:
4A Centre for Contemporary Asian Art
Bài này do Hạ Sĩ Nhứt Michael Morgan dịch sang Tiếng Việt và do ông Nguyễn xuân Tiến hiệu đính ở Trường Ngoại Ngữ Quân Đội Úc.